Mật ong là loại mật do ong làm từ mật hoa hoặc dịch ngọt tiết ra từ cây. Quá trình biến đổi từ mật hoa hay dịch ngọt thành mật ong cần có 2 yếu tố chính. Thứ nhất là enzim – men tiêu hóa của ong. Thứ hai là nỗ lực làm nước trong mật bay hơi. Để làm khô mật, ong quạt cánh không ngừng với tốc độ 11.000 lần/ phút, liên tục trong hàng trăm giờ.
Ong vốn dĩ ăn mật hoa và dịch ngọt từ cây. Trong mật hoa có các loại đường sucrose, frutose. Mật hoa cũng có rất nhiều vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe con người. Nhưng cây nở hoa và tiết dịch ngọt theo mùa. Theo bản năng sinh tồn, ong phải tạo cho mình kho “lương thực” để dành cho những lúc mật hoa khan hiếm. Mật hoa có đến 75% là nước nên nhanh chóng bị lên men. Vitamin và vi chất dinh dưỡng nhanh chóng bị phá hủy. Mật hoa không dự trữ được lâu. Vì thế ong phải “chế biến” mật hoa giống như chúng ta phơi khô ngũ cốc để dùng dần.
Hàng ngàn con ong nuốt mật vào rồi lại nhả ra khoảng 200 lần. Mỗi lần như thế, các men tiêu hóa (enzim) của ong được trộn với mật hoa. Enzim làm cho hơn 4000 phản ứng sinh hóa diễn ra. Enzym biến đường sucrose thành đường glucose. Đường sucrose giống như đường mía chúng ta vẫn dùng. Còn đường glucose là loại đường truyền trực tiếp vào cơ thể người.
Đây chính là sự khác biệt căn bản của mật hoa, mật ong non và mật ong chín. Lượng đường sucrose tương ứng ở 3 loại trên là 15%, lớn hơn 5% và nhỏ hơn 5% tính theo khối lượng.
Hàng ngàn con ong cùng làm khô mật. Chúng vỗ cánh 11.000 lần mỗi phút, liên lục hàng chục ngày. Qua mỗi ngày, mật dần đặc lại. Ong chỉ dừng việc chế biến khi lượng nước trong “lương thực” chỉ còn 18% đến 21% (tùy vào từng lại mật). Lúc này, nước chỉ còn đủ để hòa tan các loại đường glucose, fructose, các vitamin và vi chất khác.
Vì thế mật ong chín rất háo nước và cần phải bảo quản thật kín. Trong tự nhiên, ong dùng sáp để đóng nắp các ngăn tổ chứa mật. Thuật ngữ ngành ong gọi là “vít nắp”
Ong trộn enzim và làm bay hơi nước để biến mật hoa thành mật ong non. Mật ong non là loại mật ong chưa hoàn thiện, chứa nhiều nước. Nếu thu hoạch sớm hơn thời điểm ong “vít nắp”, mật thu được là mật ong non. Nước trong mật ong non còn nhiều, mật ong nhanh chóng bị lên men và “xì ga” như chúng ta vẫn thấy ở các chai mật ong rừng thu hái non.
Ong sẽ tiếp tục trộn enzim và quạt cánh đến khi mật hoàn thiện. Nếm thử thấy mấy ong đã chín, ong dùng sáp “vít nắp” các ngăn tổ chứa mật. Mật ong chín khác mật ong non ở các điểm sau:
Những tổ ong do người dân khai thác tự do thường chỉ được xác định có nên thu hoạch hay không phụ thuộc vào độ lớn của tổ. Với tâm lý khai thác triệt để các tổ ong do mình khám phá được, người dân không quan tâm đến thời điểm mật ong đã chín hay chưa. Do đó mật ong thu hái được hoặc chưa đủ độ chín, hàm lượng dinh dưỡng thấp, hoặc mật ong quá già, các chất dinh dưỡng đã có phần biển đổi.
Mật ong sau khi khai thác về sẽ trải qua quy trình quay mật, lọc 2 lần (gồm lọc thô và lọc tinh) để loại bỏ tạp chất đồng thời thủy phần theo quy chuẩn quốc tế. Toàn bộ quy trình này đều sử dụng máy móc hiện đại, được giám sát chặt chẽ bởi các chuyên viên.
Sau khi tinh chế, mật ong được đóng gói trong hộp đựng đúng quy cách, giúp việc bảo quản mật ong dễ dàng và hiệu quả.
Sau khi ra được thành phẩm, mật ong sạch tại nhà máy sẽ được kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm từ cơ quan chức năng. Mật ong sạch có đầy đủ tem nhãn chứng minh nguồn gốc, cơ sở sản xuất là cơ sở đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Mật ong đạt tiêu chuẩn xuất khẩu phải đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế FSSC 22000, tiêu chuẩn ISO.
Mật Ong Bồ Đề Hoa là một trong những thương hiệu mật ong đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng, được phép xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ và các quốc gia châu Âu.